Những loại mái ngói cổ kính của Việt Nam là ngói nào?
Mái ngói theo phong cách cổ kính thường đem lại cảm giác hoài cổ, chúng mang dấu ấn văn hóa của các thời kì lịch sử
đã qua và hầu như mái nào còn tới ngày hôm nay sẽ được trùng tu bảo vệ giữ nguyên nét đẹp cổ kính đó chứ không hề
bị được thay thế các loại ngói hiện đại.
Khi nghiên cứu kỹ các chi tiết của những mái nhà cổ, chúng ta sẽ bắt gặp nhiều điều thú vị ẩn chứa trong đó.
Trong tổng thể từ chất liệu cho tới hình thức trang trí, những mái nhà cổ đều ẩn chứa những câu chuyện ý nghĩa, thú vị
và chúng bắt nguồn từ sự giao thoa giữa các nền văn hoá, cả văn hoá phương Đông và văn hoá phương Tây.
Vào khoảng đầu thế kỷ XX, những chi tiết và vật liệu được sử dụng phổ biến là các vật liệu mái ngói
dân gian như ngói âm dương, ngói vẩy cá hoặc ngói mũi hài.
Bờ nóc, bờ chảy được trang trí bằng các hoạ tiết diềm, theo lối kiến trúc cổ.
Đến nay chúng ta có thể nhìn thấy các họa tiết này trên nóc một ngôi đình chùa cổ nằm sâu
trong lòng các khu phố cổ của Hà Nội hay miền Bắc nói chung, đó là các hoa văn trên đỉnh hay
những đường diềm mái bằng gỗ có hình chạm khắc khá tinh tế…
Tất cả các chi tiết và hoạ tiết dân gian ấy, cách cấu tạo, phối kết được thể hiện trên kiến trúc cổ của Hà Nội
cho chúng ta thấy một chặng đường phát triển của văn hoá truyền thống dân tộc.
MÁI NGÓI VẢY CÁ CỔ KÍNH VỚI KÈO GỒ
Điều bất ngờ thú vị là sau mỗi quá trình giao thoa văn hóa, các dòng kiến trúc Đông – Tây, kim – cổ tưởng
như khá đối lập nhau lại có thể kết hợp hài hoà tạo nên phong cách kiến trúc đặc trưng của mái nhà cổ.
Để hôm nay, sau bao tháng năm thăng trầm lịch sử, chúng ta vẫn cảm nhận được khả năng cuốn hút
mãnh liệt trong kiến trúc từ vẻ đẹp rêu phong hoài cổ của những mái ngói xô nghiêng lấp ló dưới tán
cây xanh thẳm, hay âm thầm nằm lặng thinh trong những ngõ nhỏ, phố nhỏ của Thủ đô hiện đại.
MÁI ÂM DƯƠNG NÓC TIỂU CỔ KÍNH
Cùng tìm hiểu những loại ngói mới hiện đại: